Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô
Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô
Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô
Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô
Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô
Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô
Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô
Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô
Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô
Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô
Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô
Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô
Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô

Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: hotrowebsite.vnpt@gmail.com

Địa chỉ: Binh Phuoc Xã Tân Khai, Huyện Hớn Quản, Tỉnh Bình Phước

Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô tọa lạc tại khu phố Tàu Ô, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Tàu Ô là tên gọi xuất phát từ suối Tàu Ô chảy qua Quốc lộ 13. Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972, tại Tàu Ô, Sư đoàn 7 xây dựng công sự, hầm chữ A, giao thông hào làm trận địa chốt chặn địch trên đường 13. Sau ngày 07/4/1972, Lộc Ninh được giải phóng, quân ta bao vây thị xã An Lộc, gián tiếp uy hiếp Sài Gòn. Trước tình hình đó, địch điều binh chi viện nhằm cứu nguy cho thị xã An Lộc và tái chiếm Lộc Ninh. Để đánh bại âm mưu của địch, Bộ Chỉ hủy Chiến dịch giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 7 bố trí lực lượng chốt chặn ở phía Nam và phía Bắc thị xã An Lộc, trong đó, Tàu Ô là chốt chặn chính nhằm ngăn chặn địch chi viện bằng đường bộ từ Sài Gòn lên cho An Lộc. Để thực hiện kế hoạch giải tỏa đường 13, địch tập trung lực lượng lớn, sử dụng nhiều thủ đoạn chiến tranh, ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô tọa lạc tại khu phố Tàu Ô, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

Tàu Ô là tên gọi xuất phát từ suối Tàu Ô chảy qua Quốc lộ 13. Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972, tại Tàu Ô, Sư đoàn 7 xây dựng công sự, hầm chữ A, giao thông hào làm trận địa chốt chặn địch trên đường 13. Sau ngày 07/4/1972, Lộc Ninh được giải phóng, quân ta bao vây thị xã An Lộc, gián tiếp uy hiếp Sài Gòn. Trước tình hình đó, địch điều binh chi viện nhằm cứu nguy cho thị xã An Lộc và tái chiếm Lộc Ninh. Để đánh bại âm mưu của địch, Bộ Chỉ hủy Chiến dịch giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 7 bố trí lực lượng chốt chặn ở phía Nam và phía Bắc thị xã An Lộc, trong đó, Tàu Ô là chốt chặn chính nhằm ngăn chặn địch chi viện bằng đường bộ từ Sài Gòn lên cho An Lộc. Để thực hiện kế hoạch giải tỏa đường 13, địch tập trung lực lượng lớn, sử dụng nhiều thủ đoạn chiến tranh, các loại phương tiện, trang bị vũ khí hiện đại nhằm giải tỏa các điểm chốt chặn của Sư đoàn 7.

Trải qua 150 ngày đêm, từ ngày 05/4/1972 đến ngày 28/8/1972, Sư đoàn 7 cùng quân dân địa phương với lòng dũng cảm, sự mưu trí, sáng tạo, vận dụng linh hoạt cách đánh chốt kết hợp với vận động tiến công, đồng thời dựa vào hệ thống công sự vững chắc làm bằng sức người, tạo ra hệ thống công sự, cụm chốt liên hoàn, hầm chữ L, hầm chữ A vững chãi che chắn. Thực hiện: “Chốt cứng, chặn đứng, giữ vững trận địa dài ngày, không cho xe dưới lên, trên xuống”, qua đó đánh bại âm mưu của địch điều binh chi viện cho thị xã An Lộc, tái chiếm Lộc Ninh, đánh bại các đợt tấn công phá chốt và đập tan ý đồ giải tỏa đường 13 của Mỹ - ngụy, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị khác hoàn thành nhiệm vụ tiến công địch trên các mặt trận.

Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô đã góp phần vào thành tích chung của Chiến dịch Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta bước sang giai đoạn toàn thắng cả về mặt quân sự và trên nghị trường, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta để bàn về vấn đề chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Để tưởng nhớ cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 7, quân và dân địa phương trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 đã hi sinh vì nền độc lập dân tộc, năm 2009, được sự quan tâm về vật chất của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Ban liên lạc Cựu Chiến Binh Sư đoàn 7, Sư đoàn 7 đã tổ chức xây dựng công trình Tượng đài chiến thắng Tàu Ô trên diện tích 11.451,7m2, gồm 2 hạng mục công trình chính: Nhà bia tưởng niệm và Tượng đài chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô. Di tích đã trở thành địa chỉ đỏ của các chuyến về nguồn, tham quan, học tập của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

          Di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô là di tích tiêu biểu, có ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn. Ngày 29/3/2012, di tích Địa điểm Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí