Mở cửa: 12:00 - Đóng cửa: 23:59
Số điện thoại: 02713.870018
Địa chỉ: Binh Phuoc Phường Tân Bình, Thành phố Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước
Thư viện tỉnh Bình Phước được thành lập tại Quyết định số 58/QĐ-UB ngày 06/01/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh, với 3 cán bộ, viên chức và 10.250 bản tài liệu sách, báo tiếp nhận từ Thư viện tỉnh Sông Bé. Trụ sở thư viện được bố trí hoạt động tạm thời chung với cụm cơ quan gồm Đài Phát thanh và Truyền
hình, Sở Thể dục - Thể thao, Sở Văn hóa - Thông tin. Đến năm 2003, Thư viện tỉnh được bố trí sử dụng trụ sở cũ của Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú và đến tháng 11 năm 2015 được bố trí chung tại trụ sở của Trung tâm Văn hóa tỉnh. Về tổ chức các hoạt động Nhiệm vụ của Thư viện Bình Phước là tổ chức phụ
c vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, khai thác thông tin tư liệu và giải trí của nhân dân trong tỉnh thông qua vốn tài liệu sách, báo, tạp chí do nhà nước đầu tư dưới các hình thức phục vụ tại chỗ, phục vụ qua internet, luân chuyển về hệ thống thư viện công cộng trong tỉnh và các Trung tâm hoạt động th
anh thiếu nhi của hệ thống tổ chức Đoàn thanh niên từ tỉnh đến các huyện, thị xã; hỗ trợ sách hạt nhân để hình thành các tủ sách cơ sở ở các khu dân cư, các nhà trọ công nhân tại các khu công nghiệp, các Đồn Biên phòng, các gia đình khuyến học. Đồng thời luân chuyên, hỗ trợ sách nói cho hệ thống Hội
Người mù của tỉnh nhằm phục vụ cho người khiếm thị, hỗ trợ sách cho các điểm xóa mù chữ và phổ cập giáo dục. Những thành quả đạt được Về công tác tổ chức bộ máy: Với xuất phát điểm chỉ có 3 cán bộ, viên chức (1 Giám đốc và 2 cán bộ nghiệp vụ) đến nay bộ máy tổ chức và biên chế của Thư viện đã đượ
c củng cố, kiện toàn tương đối hoàn chỉnh. Hiện nay, Thư viện được biên chế 15 cán bộ, viên chức và tổ chức thành 4 phòng chuyên môn. Về vốn tài liệu: Từ 10.250 bản tài liệu sách, báo tiếp nhận từ Thư viện tỉnh Sông Bé vào năm 1997, đến nay Thư viện tỉnh được đầu tư, bổ sung sách báo hàng năm đã đạ
t đến hơn 100.000 bản sách và trên 400.000 tờ báo, tạp chí các loại. Về ứng dụng công nghệ thông tin: Từ khi thành lập, Thư viện tỉnh chỉ có sách, báo với nghiệp vụ xử lý thủ công, chưa được trang bị các thiết bị công nghệ thông tin cả phần cứng và phần mềm ứng dụng. Đến nay, Thư viện đã được đầu tư
từ nhiều nguồn kinh phí để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, với một máy chủ có dung lượng lớn và 96 máy tính được bố trí thành một thư viện điện tử với 40 máy; một phòng truy cập internet công cộng với 20 máy, một phòng đào tạo để huấn luyện người dân biết cách sử dụng máy tính với 20 máy và
16 máy phục vụ xử lý nghiệp vụ trên cơ sở dữ liệu phần mềm chuyên ngành thư viện. Ngoài ra, Thư viện cũng được đầu tư Trang thông tin điện tử để phục vụ người dân truy cập, tìm hiểu thông tin về nguồn thông tin tư liệu, sách báo trước khi đến thư viện tìm đọc, nghiên cứu. Qua 22 năm nhìn lại, Thư v
iện Bình Phước được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Vụ Thư viện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm, chỉ đạo, hệ thống thư viện công cộng được đầu tư xây dựng, nâng cấp để thư viện là điểm đến của người dân học tập, nghiên cứu nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm thông tin của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó ch
ủ yếu là học sinh, cán bộ hưu trí, những người lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, người đọc dần dần ít tới thư viện, tỉ lệ phân bổ không đồng đều, chiếm phần lớn cán bộ, công chức và viên chức còn lại phần nhỏ là
đối học sinh, sinh viên, người lao động về hưu... Cơ sở vật chất kỹ thuật thư viện thì chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Tuy nhiên, với vai trò gắn liền với tri thức. Thư viện luôn đồng hành cùng với người dân trong việc nâng cao nhận thức, mở mang tầm nhìn, phát triển của khoa học, bảo tồn và ph
át huy văn hóa đọc. Đối với xã hội học tập ngày nay, tầm quan trọng của thư viện chưa hề bị giảm đi, mặc dù với sự trỗi dậy mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, thư viện vẫn không mất đi những giá trị nhân văn của mình, có chăng là thay đổi phương cách hoạt động để thích ứng, phù hợp với
tiến trình phát triển của xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của thư viện trong giáo dục, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 06/7/2015 về triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bào tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” và gần nhất B
ộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình phối hợp số 122/CTPH-BVHTTDL-BGDĐT ngày 15/01/2016 về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thư viện và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, học tập suốt đời trong các thư viện giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 199/KH-UBND
tỉnh ngày 01/9/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng phát triển đến 2030. Thông qua đó, Thư viện Bình Phước phối hợp với Thư viện KHTH Tp.HCM tổ chức bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ, chuyên môn thư viện cho các cán bộ th
ư viện Trường Tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh; tăng cường vốn tài liệu, nguồn lực thông tin, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, đa dạng các hoạt động tuyên truyền, luân chuyển, phục vụ sách, báo, tạp chí từ các thư viện công cộng đến thư viện các trường học, tổ chức các hoạt động học tập, dịch vụ phục
vụ học tập phù hợp với đối tượng. Những thành quả của 22 năm qua được thể hiện trên các khía cạnh: Tăng cường vốn tài liệu, nguồn lực thông tin, trang thiết bị kỹ thuật, đổi mới phương thức hoạt động phục vụ bạn đọc Vốn tài liệu trong thư viện không chỉ được phát triển về số lượng mà còn đa dạng
về nội dung và chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các Thư viện trong Liên hiệp Thư viện miền Đông Nam bộ và cực Nam Trung bộ. Tổng số bản sách hiện có trong thư viện khoảng 100.000 bản (Việt, Anh, Pháp, Nga, Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc…cùng nhiều loại hình tài liệu khác) và 112 loại báo, tạp chí.
Đặc biệt, Thư viện Bình Phước đã thu âm sách bằng tiếng nói đồng bào S’tiêng và xây dựng phòng đọc địa chí, chú trọng phát triển vốn tài liệu địa chí, phục vụ tốt nhu cầu đọc và nghiên cứu về địa phương của mọi tầng lớp nhân dân. Dịch vụ phục vụ trong thư viện cũng được cải tiến, chất lượng hơn và
đa dạng hơn, phù hợp với tâm lý, sở thích của đối tượng sử dụng, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của nhiều đối tượng bạn đọc khác nhau. Về trang thiết bị, thư viện đã ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phục vụ người dân có cơ hội tiếp cận và sử dụng thông tin. Nâng cao hoạt động thông
tin tuyên truyền Hàng năm, tổ chức Hội báo Xuân với chủ đề "Mừng Đảng - Mừng Xuân", các hoạt động hưởng ứng văn hóa đọc (21/4, 23/4), các sự kiện chính trị của đất nước, địa phương (triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách…); nổi bật trong công tác tuyên truyền của Thư viện là duy trì và phát huy tốt
hiệu quả đến đối tượng bạn đọc Thanh thiếu nhi tại Phòng đọc thiếu nhi vào các ngày trong tuần (kể cả thứ bảy và chủ nhật), tổ chức các Hội thi kể chuyện sách thiếu nhi, vẽ tranh trong dịp hè gắn với các hình thức triển lãm giới thiệu sách trực quan sinh động, thu hút đông đảo các em đến tham dự; th
am gia Liên hoan do Liên hiệp Thư viện miền Đông Nam bộ và cực Nam Trung bộ tổ chức; giới thiệu nhiều tác phẩm lên webstie và giới thiệu một số tác phẩm trên tạp chí Văn nghệ Bình Phước. Tăng cường hoạt động hướng về cơ sở Toàn tỉnh có 09 thư viện huyện, thị xã; 20 phòng đọc sách xã; 25 phòng truy
cập Internet thuộc Dự án BMGF-VN tài trợ; 54 Bưu điện Văn hoá xã. Trên cơ sở thực tế của tỉnh, thư viện đã mở rộng và duy trì tốt hoạt động đọc sách báo ở cơ sở: công tác luân chuyển sách đến các phòng đọc ở cơ sở, phòng đọc Bưu điện văn hoá xã, thư viện trường tiểu học; tổ chức những chuyến xe tri
thức đến phục vụ các em học sinh các Trường Tiểu học, THCS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bước vào giai đoạn phát triển mới: cơ hội và thách thức Sau 22 năm hình thành và phát triển, để đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nêu trên của ngành thư viện, phải kể đến sự lãnh
đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ, chính quyền, của lãnh đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành liên quan, và sự nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động của ngành từ khi thành lập đến nay. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu mà N
ghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa X đề ra cho ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (lĩnh vực thư viện), phấn đấu đến năm 2020, thiết chế thư viện tỉnh được quy hoạch đầu tư xây dựng, về sách phải đạt tỷ lệ bình quân chung cả nước là 0,7 bản sách/người dân (hiện nay là 0,3 bản sách/người dân) và phát
triển thư viện công cộng ở cấp huyện đảm bảo về nhân lực, nguồn lực sách báo để phục vụ nhân dân địa phương là những thách thức rất lớn. Có thể nói, 22 năm hình thành và phát triển, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Vụ Thư viện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với sự nổ lực, vượt qua kh
ó khăn, tập thể CB,VC đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phát huy kết quả đạt được, trong những năm tiếp theo, Thư viện Bình Phước sẽ phát huy nội lực, trở thành công cụ đắc lực để góp phần nâng cao dân trí và phát triển văn hóa, xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân về tiếp cận với thông tin, gó
p phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân một cách hiệu quả./.