Thời nhà Nguyễn, địa bàn Bình Phước ngày nay thuộc trấn Biên Hòa. Đến giữa thế kỷ XIXthực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực là Sài GònMỹ ThoVĩnh LongBassac lúc này Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn. Năm 1889thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một

Từ năm 1956, Việt Nam Cộng hòa thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam. Hai tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước. Ngày 30 tháng 1 năm 1971, Trung ương Cục miền Namthành lập phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972, phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất quốc hội khóa VI, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm Thủ Dầu Một, Bình Phước và 3 xã thuộc huyện Thủ Đức, chia thành 7 huyện, thị và 1 thị xã. Ngày 9 tháng 2 năm 1978, tái lập huyện Lộc Ninh từ một số xã của hai huyện Bình Long và Phước Long[8]. Ngày 4 tháng 7 năm 1988, tái lập huyện Bù Đăng từ một phần huyện Phước Long[9].

Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Sông Bé tách thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước, lúc này tỉnh Bình Phước được tái lập gồm 5 huyện phía bắc của tỉnh Sông Bé là: Bình LongBù ĐăngĐồng PhúLộc NinhPhước Long[7].

Ngày 26 tháng 12 năm 1997, Chính phủ Ban hành Nghị định 119/1997/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập một số xã thuộc các huyện Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng, tỉnh Bình Phước[10].

Ngày 18 tháng 3 năm 1998, Chính phủ Ban hành Nghị định 16/1998/NĐ-CP thành lập xã thuộc các huyện Lộc Ninh, Bình Long và Phước Long, tỉnh Bình Phước[11].

Ngày 1 tháng 9 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 90/1999/NĐ-CP thành lập thị xã Đồng Xoài trên cơ sở tách ra từ huyện Đồng Phú[12].

Ngày 5 tháng 4 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2002/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Phước Long, Bù Đăng, Bình Long, Đồng Phú, tỉnh Bình Phước[13].

Ngày 20 tháng 2 năm 2003, Chính phủ Ban hành nghị định số 17/2003 NĐ-CP tái lập huyện Chơn Thành từ một phần huyện Bình Long và tái lập huyện Bù Đốp từ một phần huyện Lộc Ninh[14]. Tỉnh Bình Phước có 8 huyện, thị, 94 xã, phường và thị trấn.

Ngày 16 tháng 5 năm 2005, Chính phủ ban hành nghị định 60/2005/NĐ-CP thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, tỉnh Bình Phước[15].

Ngày 28 tháng 3 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 49/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường để thành lập xã, phường thuộc các huyện Bình Long, Phước Long, Bù Đăng và thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

Ngày 1 tháng 3 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2008/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc các huyện Lộc Ninh, Phước Long, Bù Đăng, tỉnh Bình Phước[17]

Ngày 10 tháng 4 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định 14/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc các huyện Bù Đăng và Chơn Thành

Ngày 11 tháng 8 năm 2009, theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, chia huyện Bình Long thành thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản; chia huyện Phước Long thành thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập

Ngày 11 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết thành lập huyện Phú Riềng trên cơ sở tách ra từ huyện Bù Gia Mập.

Ngày 16 tháng 10 năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết nâng cấp thị xã Đồng Xoài lên thành phố Đồng Xoài