1. DI TÍCH ĐỊA ĐIỂM CHỐT CHẶN TÀU Ô-XÓM RUỘNG
Tọa lạc tại khu phố Tàu Ô, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 95km
Là nơi ghi dấu 150 ngày đêm (05/4/1972-28/8/1972) của sư đoàn 7 và quân, dân địa phương với lòng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo vận dụng linh hoạt cách đánh chốt kết hợp với vận động tiến công, đồng thời dựa vào hệ thống công sự vững chắc làm bằng sức người, tạo ra hệ thống công sự, cụm chốt liên hoàn, hầm chữ L, hầm chữ A vững chãi che chắn. Thực hie5n: "Chốt cứng, chặn đứng, giữ vững trận địa dài ngày, không cho xe dưới lên, trên xuống", qua đó đánh bại âm mưu của địch điều binh chi viện cho thị xã An Lộc, tái chiếm Lộc Ninh, đánh bại các đợt tấn công phá chốt và đập tan ý đồ giải tỏa đường 13 của Mỹ-ngụy, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị khác hoàn thành nhiệm vụ tiến công địch trên các mặt trận.
2.DI TÍCH MỘ TẬP THỂ 3.000 NGƯỜI
Di tích mộ 3000 đồng bào An Lộc bị đế quốc Mỹ tàn sát ngày 03/10/1972, tọa lạc tại phường An Lộc, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Di tích là nơi trãi qua 32 ngày đêm (13/4 - 15/5/1972) chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt, địch tập trung lượng lớn hỏa lực, pháo, đạn, bom cày nát mặt đất, hàng ngàn người bị sát hại, tài sản,nhà cửa bị phá hủy nặng nề. Địch còn cho máy bay B52 thả bom vào bệnh viện thị xã An Lộc, nơi mà phần lớn đồng bào tập trung để tránh đạn pháo và cũng là nơi binh lính địch bị thương đang được cứu chữa, khiến nhiều người bị tử nạn. Để giải quyết số thương vong, địch đã sử dụng xe thùng, xe ủi thu gom và ủi hàng ngàn tử thi xuống hố chôn, tạo nên một ngôi mộ tập thể trên 3.000 người.
3. CHÙA PHẬT QUỐC VẠN THÀNH
- Tọa lạc tại khu phố Xa Cam 1, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
Chùa được xây dựng với kiến trúc Việt - Nhật, gồm 24 hạng mục lớn với diện tích rộng hơn 3000m2. Đến đây bạn tham quan Đức Phật Thích ca Mâu ni cao 73m được xây dựng trên diện tích 8.100m2, được xem là cao nhất Việt Nam hiện nay. Trước cổng chùa là Hồ Chà Là (Đập Sơn Nhì) tạo nên một cảnh trí vừa thơ mộng, thoáng mát vừa trang nghiêm, tĩnh lặng.
4. CĂN CỨ TÀ THIẾT
Tọa lạc tại ấp Lộc Thành,huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
Hội trường Bộ chỉ huy miền Tà Thiết
Đoàn tham quan bằng xe điện
Khuôn viên Nhà tưởng niệm
Đài tưởng niệm
Căn cứ Tà Thiết được xây dựng từ năm 1973 là một tổng thể hệ thống giao thông hào, hầm trú ẩn, hội trường ngầm, nhà ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo cấp cao trong Bộ Tư lệnh miền: Tư lệnh Trần Văn Trà, Phó Tư lệnh Nguyễn Thị Định, Chính ủy Phạm Hùng, Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Lê Đức Anh......
Hệ thống đường hầm
Hầm giao ban
Di tích Nhà ở và làm việc Thượng tướng Trần Văn Trà
Căn cứ Tà Thiết là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, vào tháng 3/1973, Đại hội Anh hùng Chiến sỹ thi đua toàn miền lần thứ 3 đã khai mạc. Tháng 9/1973 diễn ra Hội nghị Quân chính toàn Miền. Tháng 10/1973, tại đây tổ chức thành công Hội nghị quán triệt học tập Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng cho cán bộ cấp cao của Miền và các tỉnh.
Ngày 3/4/1975, cũng tại đây đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam đã quán triệt chỉ thị của Bộ Chính trị về quyết tâm và phương án giải phóng Sài Gòn. Ngày 8/4/1975, đồng chí Lê Đức Thọ, thay mặt Bộ Chính trị phổ biến Nghị quyết thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn – Gia Định..
Không gian thoáng mát
Khu vực nhà ăn
5. NHÀ GIAO TẾ
Tọa lạc tại Thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
Nhà giao Tế được xây dựng năm 1973 để đón tiếp các phái đoàn ngoại giao trong và ngoài nước. Nơi diễn ra Hội nghị 4 bên bàn về các điều khoản đã được ký kết trong Hiệp định Paris năm 1973. Đến đây , du khách tham quan phòng trưng bày đoạn cuối đường mòn Hồ Chí Minh và trưng bày các hiện vật tăng, pháo, máy bay của địch....
Nhà Giao tế
Khách tham quan Nhà trưng bày Đoạn cuối đường mòn Hồ Chí Minh
Xe tăng được trưng bày tại Nhà Giao tế
Đuôi máy bay F105
5. CHÙA SÓC LỚN
Chùa Sóc Lớn tọa lạc ấp Sóc Lớn (xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, Bình Phước) thuộc “Top 100 điểm du lịch văn hóa tâm linh được yêu thích” năm 2016 do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức bình chọn.
Chùa Sóc Lớn là ngôi chùa Khmer lâu đời nhất ở Bình Phước, được xây dựng năm 1931, đến năm 1937 chùa được khánh thành, chùa hừng là nơi nuôi giấu chiến sĩ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Năm 1972, trong chiến dịch Nguyễn Huệ, chùa bị trúng bom của đế quốc Mỹ và bị sập hoàn toàn. Phật tử và bá tánh cho lập một ngôi nhà tranh để thờ các bức tượng. Năm 1995, Đại đức Lý Sang đã vận động các phật tử cùng nhân dân đóng góp làm ngôi Sa La (nơi để sư dùng cơm và ở) như hiện nay.
Chùa Sóc Lớn là nơi diễn ra các lễ hội lớn của người Khmer ở Bình Phước, thu hút đông đảo phật tử khắp nơi. Ngôi chùa còn có chức năng là một ngôi trường dạy chữ, dạy đạo lý.
6. CỤM CÔNG TRÌNH LƯU NIỆM HÀNH TRÌNH CỨU NƯỚC CỦA THỦ TƯỚNG HUNSEN (X16)
Tọa lạc tại ấp Thạnh Tây, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh.
Cụm công trình cứu nước của Thủ tướng Hunsen gồm các hạng mục: bia đá lưu niệm tại điểm dừng chân X16, điểm cất giấu vũ khí, điểm gặp quân nhân và nhân dân Việt Nam, nhà trưng bày hình ảnh và hiện vật liên quan đến hành trình cứu nước của Thủ tướng Hunsen. đây là điểm tham quan, tìm hiểu lịch sử, nhằm tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ và nhân dân Campuchia hiểu rõ hơn về công lao của các thế hệ đi trước trong công cuộc tìm đường cứu nước, lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot cũng như tinh thần quốc tế trong sáng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.
6. CỬA KHẨU QUỐC TẾ HOA LƯ
Du khách có thể du lịch các nước Campuchia, Lào, Thái Lan với thời gian ngắn nhất.
Khapham